1.Nguyên nhân màn hình bị chảy mực
Một vài nguyên nhân dẫn đến việc màn hình bị chảy mực:
- Máy bạn đang sử dụng không phải là hàng chính hãng.
- Điện thoại của người dùng trong lúc sử dụng lỡ bị va chạm, rơi rớt, va đập ở đâu đó. Ngoài ra, khi bạn bỏ điện thoại vô túi quần vô tình để vật nặng đè lên màn hình của máy.
- Chất lượng màn hình cũng bị giảm xuống khi chúng từng được thay màn.
- Thiết bị từng tiếp xúc trong môi trường ẩm ướt hoặc vô tình rớt vào nước cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy mực.
- Điện thoại của người dùng đã từng bể màn hình và đến nơi không uy tín để thay.
2.Hướng dẫn cách sửa màn hình điện thoại bị chảy mực
Tiếp theo, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục màn hình điện thoại bị chảy mực đơn giản nhất ngay tại nhà. Tuy nhiên, đây là trong tình trạng chúng mới xuất hiện với kích thước nhỏ, còn nếu lớn thì bạn cần mang ra địa chỉ uy tín để sửa chữa kịp thời.
Bước 1: Người dùng chuẩn bị khăn lau kính chuyên dụng hoặc 1 tấm vải mỏng, mềm.
Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng màn hình lên cao để dễ dàng xem các vệt đốm.
Bước 3: Lấy khăn hoặc vải quấn vào đầu ngón tay trỏ của mình sau đó cách điểm chảy mực khoảng 0.25 – 0.5cm, bạn đặt ngón tay xuống đó.
Bước 4: Tiếp đến, bạn nhẹ nhàng di chuyển ngón trỏ của mình tới các vị trí khác (không bị chảy mực) trên màn. Lặp lại động tác này liên tục, sau đó nghỉ khoảng 15s và thực hiện tiếp cho đến khi không thấy vệt mực xuất hiện nữa.
Lưu ý: Đây chỉ là phương án giải quyết tạm thời cho trường hợp này và đối với vệt loang có kích thước nhỏ. Với các vệt lớn hơn bạn cần mang ngay đến trung tâm sửa chữa uy tín để màn hình được cứu kịp thời và Nguyễn An mobile sẻ giúp bạn xử lý triệt để không tái lại.
3.Nhận biết màn hình nào có thể xử lí mực hay phải thay màn ?
Màn hình thường có 2 loại LCD và Amoled vậy cùngNguyễn An Mobile tìm hiểu màn LCD Và Amoled là gì nhé.
3.1. Màn hình LCD là gì?
Màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display) được cấu tạo nên bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng với khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các loại kính lọc phân cực.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì LCD chính là công nghệ dùng đèn nền để tạo ánh sáng chứ không tự phát sáng được.
3.2.Màn hình AMOLED là gì?
có cấu tạo khá đặc biệt với các đi-ốt phát sáng hữu cơ (Organic Light-Emitting Diodes) sẽ tự động phát sáng tới các điểm ảnh khi có nguồn điện chạy qua. Khác với các màn hình LCD thì OLED không cần tới đèn nền chiếu lên các tinh thể mà các điểm ảnh sẽ tự phát sáng độc lập. Vậy nên laptop màn hình OLED không bị tình trạng chảy mực như các laptop màn hình LCD. Thêm nữa, chất lượng màu sắc hiển thị cũng như giới hạn độ sáng của màn hình OLED là tốt hơn rất nhiều so với các màn LCD
Kết Luận : Nếu màn LCD có thể xử lý mực được khi bị chảy mực màn hình còn ngược lại đối với cấu tạo của màn Amoled chỉ thay thế không thể xử lý mực.