• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

Sửa Điện Thoại Cần Thơ

  • Ép kính
    • Ép kính iPhone
    • Ép kính iPad
    • Ép kính Samsung
    • Ép kính Oppo
    • Ép kính Xiaomi
    • Ép kính Vivo
    • Ép kính Realme
  • Thay màn hình
    • Thay màn hình iPhone
    • Thay màn hình iPad
    • Thay màn hình Samsung
    • Thay màn hình Oppo
    • Thay màn hình Xiaomi
    • Thay màn hình Vivo
    • Thay màn hình Realme
    • Thay vỏ
  • Thay pin
    • Thay pin iPhone
    • Thay pin iPad
    • Thay pin Samsung
    • Thay pin Oppo
    • Thay pin Xiaomi
    • Thay pin Vivo
    • Thay pin Realme
  • Sửa chữa
    • Ép cổ cáp
      • Ép cổ cáp iPhone
      • Ép cổ cáp Samsung
      • Ép cổ cáp Oppo
      • Ép cổ cáp Realme
      • Ép cổ cáp Vivo
      • Ép cổ cáp Xiaomi
    • Sửa chữa iPhone
    • Sửa chữa iPad
    • Sửa chữa Samsung
    • Sửa chữa Oppo
    • Sửa chữa Xiaomi
    • Sửa chữa Vivo
    • Sửa chữa Realme
  • Tin tức
  • Liên hệ
Trang chủ » Tiêu chuẩn chống nước IP là gì? Có ý nghĩa gì? Các chuẩn IP hiện nay

Tiêu chuẩn chống nước IP là gì? Có ý nghĩa gì? Các chuẩn IP hiện nay

09/05/2024 by Minh Phú Leave a Comment

Để xác định khả năng khả chống nước, chống bụi bẩn và các tác động ngoại lực bên ngoài lên một thiết bị ta phải dựa vào những tiêu chuẩn gì? Và có những lưu ý như thế nào? Hãy cùng tham khảo khái niệm tiêu chuẩn chống nước IP là gì? Có ý nghĩa gì? Các chuẩn IP hiện nay nhé!

1. Tiêu chuẩn chống nước IP là gì?

Tiêu chuẩn chống nước IP (Ingress Protection) là thông số dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ thiết bị khỏi các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IETC) ban hành.

Hệ thống xếp hạng này bao gồm ký tự chữ hoặc số, mỗi ký tự sẽ cho biết thông tin về mức độ bảo vệ đối với một tác động khác nhau.

Tiêu chuẩn chống nước IP là gì?

Tiêu chuẩn chống nước IP là gì?

2. Ý nghĩa của từng chỉ số của chuẩn chống nước IP

Ký tự thứ nhất biểu thị mức độ bảo vệ đối với tác động từ các vật thể rắn như: Ngón tay, những dụng cụ gia đình, dây điện cho tới bụi bẩn,… bắt đầu từ số 1 (bảo vệ khỏi những lần chạm vô tình từ tay) cho đến số 6 (chống bụi hoàn toàn). Cụ thể:

Ký tự Ý nghĩa
IP0X Không có khả năng bảo vệ gì đặc biệt.
IP1X Bảo vệ khỏi các vật lớn hơn 50mm (ví dụ như bàn tay con người).
IP2X Bảo vệ khỏi các vật lớn hơn 12,5mm (ví dụ như ngón tay).
IP3X Bảo vệ khỏi những vật to hơn 2,5mm (ví dụ như tua-vít hoặc những công cụ kỹ thuật có kích thước tương tự).
IP4X Bảo vệ khỏi những vật lớn hơn 1mm (ví dụ như dây điện).
IP5X Bảo vệ khỏi một lượng bụi không quá nhiều.
IP6X Chống bụi bẩn hoàn toàn.
Ý nghĩa của từng chỉ số của chuẩn chống nước IP

Ý nghĩa của từng chỉ số của chuẩn chống nước IP

Ký tự thứ hai thể hiện khả năng chống nước xâm nhập, bắt đầu từ 1 (Chống lại các khối chất lỏng ngưng tụ) cho tới 8 (Chịu được áp lực nước ở độ sâu trên 1m). Cụ thể:

Ký tự Ý nghĩa
IPX0 Không có bảo vệ gì.
IPX1 Bảo vệ khỏi những hạt nước nhỏ rơi theo phương thẳng đứng và các khối chất lỏng ngưng tụ.
IPX2 Bảo vệ khỏi dòng nước xối trực tiếp với góc 15 độ theo phương thẳng đứng.
IPX3 Bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp, lên đến góc 60 độ theo phương thẳng đứng.
IPX4 Bảo vệ khỏi nước xối từ mọi hướng với một lượng thể tích nhất định.
IPX5 Bảo vệ khỏi nước xối áp lực thấp từ hầu hết mọi hướng với lượng thể tích nước nhất định, không quá lớn.
IPX6 Bảo vệ khỏi nước xối mạnh từ tất cả hướng.
IPX7 Chịu được một khoảng thời gian có hạn dưới độ sâu từ 15cm cho tới 1m trong vòng 30 phút.
IPX8 Chịu được khoảng thời gian dài dưới độ sâu trên 1m với áp lực nước nhất định.
Ý nghĩa của chỉ số thứ hai của chuẩn chống nước IP

Ý nghĩa của chỉ số thứ hai của chuẩn chống nước IP

Ví dụ: Điện thoại di động Sony Xperia M2 Aqua có chỉ số IP 68. Tức là điện thoại này có mức chống bụi là 6 (Chống bụi – Bảo vệ máy hoàn toàn khỏi sự xâm nhập của bụi). Và mức chống nước là 8 (Bảo vệ máy khi ngâm ở mực nước có độ sâu là 1m, thời gian còn tùy thuộc vào nhà sản xuất máy).

3. Các chuẩn chống nước IP hiện nay

Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn chống nước IP khác nhau đang được sử dụng trên smartphone. Dưới đây là các tiêu chuẩn chống nước thường gặp và phổ biến nhất mà bạn có thể sẽ gặp:

– Tiêu chuẩn chống nước IP53

Áp dụng những thông số đã nêu ở trên thì ký tự 3 chỉ có thể chịu được nước xối thẳng trực tiếp với góc 60 độ nhưng với lượng nhỏ. Với tiêu chuẩn IP53, thiết bị của bạn không thể thả xuống nước mà chỉ có khả năng bảo vệ khỏi mưa nhỏ hoặc nước nhỏ vào một chút ít.

Tiêu chuẩn chống nước IP53

Tiêu chuẩn chống nước IP53

– Tiêu chuẩn chống nước IP65/68

Với thông số 65/68 thiết bị của bạn có khả năng chống hoàn toàn bụi bẩn. Còn với tiêu chuẩn chống nước thì thiết bị này có thể bảo vệ các linh kiện khi áp suất từ tia nước và ngâm dưới nước ở độ sâu tối đa là 1,5m trong khoảng 30 phút.

Tiêu chuẩn chống nước IP65/68

Tiêu chuẩn chống nước IP65/68

– Tiêu chuẩn chống nước IP67

iPhone 7 là đại diện cho thiết bị điện thoại đạt tiêu chuẩn chống nước IP67. Với tiêu chuẩn này, iPhone 7 có khả năng bảo vệ máy dưới độ sâu từ 15cm đến 1m trong vòng 30 phút cũng là một tiêu chuẩn rất cao. Ngoài ra cũng có cái loại thiết bị khác như: Smartwatch, van điều khiển điện, các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân,…

Tiêu chuẩn chống nước IP67

Tiêu chuẩn chống nước IP67

– Tiêu chuẩn chống nước IP68

Mỗi điện thoại thuộc iPhone 14 series đều được sản xuất theo tiêu chuẩn IP68 – kháng nước, bụi bẩn cao nhất giúp bảo vệ máy khỏi các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài. Nhấn chọn mua hàng tại Thế Giới Di Động để xem thêm nhiều thông tin về iPhone 14, iPhone 14 Pro Max ngay nhé!

Tiêu chuẩn này được sử dụng chủ yếu trên các dòng thiết bị điện tử cao cấp như đèn led bể bơi, thiết bị camera chuyên dụng đạt chuẩn chống nước IP68: Sony RX100 VI, olympus TG-6,… Thực tế cho thấy tiêu chuẩn chống nước IP68 không khác nhiều so với tiêu chuẩn IP65/68.

Tuy nhiên IP68 chịu được áp lực lớn hơn so với IP65/68. Với tiêu chuẩn này, khả năng bảo vệ thiết bị từ áp lực nước và thời gian ngâm dưới nước là rất đáng kể với độ sâu là trên 1m.

Tiêu chuẩn chống nước IP68

Tiêu chuẩn chống nước IP68

4. Các lưu ý và mẹo khi sử dụng thiết bị chống nước và bụi

– Trước khi bạn để thiết bị tiếp xúc với nước và bụi, bạn cần phải đóng chặt các nắp như: Khe cắm SIM, thẻ nhớ và cổng USB.

– Đối với loại cổng USB chống nước thì để khô hẳn rồi mới gắn cáp vào sử dụng.

– Không được cho thiết bị tiếp xúc với các nước muối, nước biển, nước khử trùng bằng clo và các chất lỏng như: Chất tẩy rửa, nước ép trái cây,…

– Đối với micro hoặc loa bị ướt thì bạn có thể sử dụng các chức năng bình thường khi chúng khô hoàn toàn.

– Sau khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc một số thiết bị khác trong môi trường ẩm ướt, nên lau khô những bộ phận có thể đọng nước lại.

Các lưu ý và mẹo khi sử dụng thiết bị chống nước và bụi

Các lưu ý và mẹo khi sử dụng thiết bị chống nước và bụi

bản đồ đường đi Xem chỉ đường trên Google map

Reader Interactions

Footer

Liên hệ

  • Công ty TNHH TMDV Nguyễn An
  • 48 Mậu Thân , P An Hòa, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
  • Tel & Zalo: 0888797334
  • Số GPĐKKD: 1801563648
  • Ngày cấp: 30/08/2017
  • Nơi cấp: Sở KHĐT TP Cần Thơ

Điều khoản

  • Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách vận chuyển
  • Hướng dẫn thanh toán
facebook fanpage ép kính cần thơ

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2017–2025 · Nguyễn An · Log in